Vải Modal là gì? Ưu và nhược điểm của vải Modal

Tại thị trường Việt Nam, vải Modal còn khá xa lạ với người tiêu dùng. Tuy nhiên loại vải này lại rất phổ biến trong ngành thời trang. Vậy cụ thể vải Modal là vải gì? Đặc điểm của vải Modal như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ảnh: Bộ chăn ga gối chất liêu Modan mẫu đơn

1. Vải Modal là gì? 

Vải Modal là loại vải có nguồn gốc thiên nhiên, được lấy từ gỗ của những cây sồi có tuổi thọ lâu năm, được trồng phổ biến ở các nước Bắc Âu. Cây sồi là loại cây không cần chăm sóc đặc biệt, không cần dùng đến phân bón hay chất hóa học để chăm sóc mà chúng vẫn có thể tự phát triển tốt vì thế nên được đánh giá là nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Vải Modal có những đặc điểm nổi bật như khả năng hút ẩm, co giãn tốt, chất vải mềm mại, có khả năng kháng khuẩn cao. Loại vải này thường được dùng để làm quần áo, găng tay, tất, chăn ga gối đệm,...

Ảnh: Vải modan

2. Nguồn gốc của vải Modal

Vải Modal được phát hiện và sử dụng tại các quốc gia Bắc Âu vào những năm 1930. Từ những năm 1960 thì loại vải này được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên kỹ thuật vào lúc đó chưa cao nên không phát huy được hết đặc điểm của vải Modal. Đến nay khoa học kỹ thuật phát triển vì thế vải Modal đã dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng.

Ảnh: Vải Modan từ cây sồi

3. Quy trình sản xuất vải Modal

  • Bước 1: Thu hoạch những cây sồi đạt tiêu chuẩn, sau đó mang đi nghiền nhỏ và xử lý bằng nhiệt. Giai đoạn xử lý bằng nhiệt sẽ giúp tách Cellulose trong gỗ ra để thành hỗn hợp lỏng, hơi sánh.

  • Bước 2: Sau khi có được hỗn hợp lỏng Cellulose sẽ dùng nhiệt độ cao để phá vỡ các cấu trúc liên kết, biến đổi từ hỗn hợp lỏng sang dạng bùn.

  • Bước 3: Cho hỗn hợp bùn vừa thu được vào lỗ khuôn có sẵn để tạo thành sợi.

  • Bước 4: Sau khi có được sợi sẽ đem đi tẩy trắng và vệ sinh sạch, sẵn sàng để mang đi dệt tạo thành vải.

Ảnh: Quy trình SX vải gỗ sồi

4. Phân loại vải Modal

a. Vải Modal thun co giãn 4 chiều

Vải Modal thun co giãn 4 chiều được làm từ các sợi Cellulose thu hoạch ở các cây sồi dạng ngắn. Loại vải này có độ thủng, độ nén ở mức trung bình nhưng độ co giãn và độ bền lại cực tốt. Khả năng co giãn 4 chiều của loại vải này đem đến cho người tiêu dùng cảm giác thoải mái, dù hoạt động ở tư thế nào cũng không gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên vải Modal thun co giãn 4 chiều hạn chế ngâm trong nước lâu vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền của vải.

>>> Đọc thêm: Thế nào là chiếc gối ngủ lý tưởng? 

b. Vải Modal thun kẻ sọc 4 chiều

Vải Modal thun kẻ sọc 4 chiều có thiết kế họa tiết kẻ sọc cùng với khả năng co giãn 4 chiều đem lại cảm giác thẩm mỹ, thoải mái cho người tiêu dùng. Loại vải này có độ co giãn và độ bền khá tốt, được phối đa dạng màu nên người dùng tha hồ lựa chọn. Giá thành của vải Modal thun kẻ sọc 4 chiều cũng khá ổn.

c. Vải Cotton Modal

Vải Modal kết hợp với vỉa Modal sẽ giúp cho giá thành của vải giảm đi, thích hợp với người tiêu dùng hơn. Thông thường tỷ lệ kết hợp giữa vải Modal và vải Cotton là 80:20 hoặc 70:30. Với đặc điểm thấm hút, mềm mại, mịn màng của vải Modal kết hợp với vải Cotton sẽ giúp cho vải mềm hơn, đảm bảo được độ bền và giá sẽ rẻ hơn rất nhiều.

d. Vải Modal Spandex

Thông thường sự kết hợp giữa sợi vải Modal và sợi vải Spandex sẽ là 93-97 sợi Modal và 1-7 sợi Spandex. Vải Modal Spandex có độ thoáng khí, thấm hút mồ hôi cao, có được đặc điểm mềm mại của sợi Modal và độ co giãn tốt của sợi Spandex. Loại vải Modal Spandex thường được dùng để làm đồ tập thể thao, đồ tập yoga,...

>>> Đọc thêm: Chọn đệm như thế nào để có giấc ngủ ngon hơn?

e. Vải Modal 100%

Vải Modal 100% sẽ có nguyên liệu chính là sợi modal gốc, không pha thêm bất kì loại chất liệu nào. Đặc điểm của loại vải này là bề mặt có độ bóng và mềm mịn, thường có khả năng thấm hút tốt và độ bền màu cao.

5. Ưu điểm và nhược điểm

a. Ưu điểm

  • Có khả năng chống co rút: Vì vải Modal được dệt từ thành phần chính là Cellulose nền cấu trúc liên kết bền chặt sẽ giúp cho vải không bị dão khi sử dụng. Những sản phẩm được sản xuất từ vải Modal sau quá trình sử dụng sẽ không bị mất form. Sau mỗi lần giặt thì sẽ không bị co rút giống như vải cotton, sợi vải modal vẫn giữ được độ phẳng và mềm mại.

  • Thân thiện với môi trường: Nguyên liệu chính để làm ra vải Modal chính là cây sồi mà không phải từ các chất hóa học như các loại vải khác nên vô cùng thân thiện với môi trường. Xu hướng hiện nay là hướng tới những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên vải Modal ngày càng được ưa chuộng hơn.

  • Có độ bền cao: Nhờ vào các liên kết bền chặt của Cellulose mà vải Modal có độ bền cao kể cả khi tiếp xúc với nước hay là nhiệt độ. Cho dù có bị tác động lực mạnh thì sợi vải cũng không hề bị giãn hay bị đứt. Vì có khả năng liên kết chắc chắn nên đối với việc sử dụng thường xuyên hay vệ sinh hàng ngày cũng không thể làm cho vải Modal bị giảm chất lượng.

  • Độ thấm hút tốt, khả năng thoáng khí cao: Khả năng thấm hút của vải Modal cao hơn vải Cotton khoảng tầm 25%. Nhờ vào khả năng thấm hút tốt mà trong quá trình sử dụng người dùng sẽ cảm thấy mát mẻ và thoải mái hơn, không mang lại cảm giác khó chịu, bí bách cho dù là mùa hè hay mùa đông. Khả năng làm mát tự nhiên của vải Modal cũng là một điểm cộng lớn, khả năng kiểm soát nhiệt của vải Modal cực kỳ tốt.

  • Độ mềm mại cao: Vải Modal có độ mềm mại khá cao nên rất thích hợp để sử dụng làm đồ lót, đồ ngủ hay ga giường.

  • Có khả năng kháng khuẩn tốt: Vải modal có khả năng chống các vi khuẩn gây hại, bụi bặm,... nên khi sử dụng loại vải này sẽ vô cùng an toàn cho sức khỏe và sạch sẽ.

  • Không gây kích ứng cho da: Vì nguyên liệu làm ra vải Modal là nguyên liệu thiên nhiên, được sản xuất bởi các công nghệ kỹ thuật hiện đại nên sẽ không gây ra trường hợp bị kích ứng da, an toàn với mọi làn da, từ người già hay trẻ nhỏ, người có làn da nhạy cảm đều có thể sử dụng vải Modal.

  • Dễ nhuộm và giữ màu tốt, ít bị xù lông.

Ảnh bộ chăn ga gỗ sồi hoa mẫu đơn

b. Nhược điểm

  • Giá thành cao: Vì nguyên liệu làm ra vải Modal là loại cây được trồng lâu năm, thêm nữa là quy trình sản xuất hiện đại nên giá thành của vải khá cao.

  • Đôi khi gây cảm giác khó chịu: Mặc dù vải Modal có khả năng thoáng mát nhưng đôi lúc vẫn gây cảm giác khó chịu vì đặc điểm vải khá dày.

  • Vải Modal không có khả năng giữ được nhiệt tốt trong điều kiện thời tiết quá lạnh. Nếu sử dụng làm chăn ga gối thì thường bên trong sẽ có thêm một lớp bông để giữ được độ bền và ấm áp hơn. Vì đặc điểm này nên vải Modal thích hợp với những sản phẩm vào mùa hè hoặc mùa thu.

  • Sau quá trình dài sử dụng vải Modal sẽ xuất hiện hiện tượng xổ lông làm ảnh hưởng đến kiểu dáng và hình thức của vai. Do đó người ta thường kết hợp vải Modal với một số chất liệu khác để gia tăng sự đàn hồi của vải.

  • Số lượng sản xuất bị hạn chế: Nguồn nguyên liệu chính của vải Modal là cây sồi được trồng lâu năm nên mức số lượng được sản xuất cũng bị hạn chế nhằm tránh tình trạng khai thác gỗ quá mức, phá hoại môi trường tự nhiên.

6. Ứng dụng của vải Modal

a. Sản xuất Khăn Bông

Khăn Tắm, khăn mặt thường được sản xuất bằng chất liệu Modan, cotton, sợi tre...Vì đây là loại chất liệu tự nhiên, thấm hút tốt và an toàn cho da... Với tính năng thoáng mát, mềm mịn, có độ co giãn tốt nên vải Modal rất thích hợp để sử dụng sản xuất tất.

b. Sản xuất quần áo

Những đặc điểm như thấm hút mồ hôi tốt, khả năng thoáng khí cao, co giãn tốt, khả năng kháng khuẩn cao,... nên vải Modal được sử dụng nhiều trong sản xuất quần áo cho các môn thể thao như điền kinh, khiêu vũ và các sản phẩm khác như áo thun nam nữ, đồ ngủ, váy,...

c. Sản xuất đồ lót

Đồ lót là một trong những món đồ cực kỳ cần thiết để bảo vệ cơ thể. Vải Modal có đặc điểm thoáng mát, co giãn tốt và đặc biệt là có khả năng kháng khuẩn nên rất phù hợp dùng để làm đồ lót, đảm bảo an toàn cho người dùng.

d. Sản xuất chăn ga gối đệm

Trong sản xuất chăn ga gối đệm thì vải Moda rất được ưa chuộng nhờ khả năng thấm hút tốt, độ bền cao. Không chỉ thế, vệ sinh vải Modal cũng rất dễ dàng vì loại vải này nhanh khô và không bị ẩm mốc nhờ khả năng kháng khuẩn cao. Nhờ những đặc điểm như vậy mà bộ chăn ga gối đệm là từ vải Modal sẽ giúp cho người dùng có giấc ngủ ngon và thoải mái hơn.

Ảnh: Bộ chăn chăn ga gỗ sồi cao cấp

7. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải Modal 

  • Sử dụng nước giặt ở nhiệt độ thường, tránh dùng nước nóng vì sợi vải có thể bị co lại cũng như để giữ màu cho sản phẩm.

  • Sử dụng những loại bột giặt, nước giặt có độ kiềm trung tính để tránh làm cho bề mặt vải bị thô ráp và phá vỡ cấu trúc dẻo dai của sợi vải.

  • Nên sử dụng túi giặt khi giặt máy để hạn chế bột giặt bám lên vải trong lúc giặt, bảo vệ vải một cách tốt nhất,

  • Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để tránh làm cho quần áo nhanh bị mòn.

  • Khuyến khích dùng tay khi giặt vải Modal, chỉ cần dùng tay vò nhẹ để về mặt vải không bị xù lông, có thể dùng bàn chải nhưng nên khống chế lực, không chà quá mạnh.

  • Vì vải Modal rất nhanh khô nên chỉ cần phơi ở những nơi thoáng mát là được. Vải Modal chỉ cần phơi ở những nơi có nhiều gió, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, những nơi sạch

  • sẽ là được. Không sử dụng máy sấy khô vì làm thế sợi vải sẽ bị co lại.

  • Nếu muốn giữ được form dáng cho quần áo làm từ vải Modal thì nên sử dụng móc nhựa chuôn dụng dành cho quần áo vải Modal. Những loại móc này có thể dễ dàng tìm kiếm được trên thị trường.

Kết

Ở trên chính là những thông tin cơ bản về vải Modal, hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải Modal cũng như là các cách sử dụng loại vải này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết nhé!

Viết bình luận