Làm sao để xử lý đệm bị mốc?
Hẳn là ai cũng đã gặp tình trạng đệm bị mốc, thắc mắc không biết tại sao đệm lại bị mốc và làm sao để xử lý chúng. Nếu gọi dịch vụ vệ sinh thì quá tốn kém, thay đệm mới lại còn tốn kém hơn. SENNHAT sẽ bật mí cho bạn một vài cách xử lý đệm bị mốc tại nhà đơn giản và hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân đệm bị mốc
Môi trường bên trong đệm là môi trường lý tưởng để cho nấm mốc sinh sống và phát triển. Nguyên nhân gây ra nấm mốc thường là:
-
Đệm bị ướt nhưng không xử lý kịp thời: Những trường hợp làm cho đệm bị ướt như đổ đồ ăn, đồ uống, trẻ em tè dầm hay nôn mửa,... Những trường hợp như thế nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nấm mốc.
-
Mồ hôi tiết ra từ cơ thể: Cơ thể của con người thường tiếp xúc đệm khoảng 9 - 10 tiếng. Mồ hôi tiết ra từ cơ thể thấm vào đệm. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm đệm bị mốc.
-
Không khí ẩm: Khí hậu của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở khu vực phía bắc sẽ có mùa nồm ẩm khiến cho chăn đệm đều bị ẩm. Đó là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở.
2. Cách xử lý đệm bị mốc đơn giản và hiệu quả
Bước 1: Làm sạch bề mặt đệm
Trước khi xử lý đệm bị mốc thì bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên đệm. Hãy làm sạch bụi bẩn cả hai mặt của đệm. Những góc nhỏ khó vệ sinh bạn có thể dùng đến máy hút bụi.
Bước 2: Chọn chất xử lý phù hợp
Những mảng nấm mốc bám tên đệm rất khó xử lý, nếu chỉ dùng nước thôi thì không làm sạch được. Có một số chất có sẵn tại nhà mà bạn có thể dùng để tẩy vết nấm mốc.
-
Baking soda: Đây là loại sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong việc vệ sinh nhà cửa, chăn đệm. Baking soda có khả năng tẩy trắng, diệt khuẩn và khử mùi vô cùng hiệu quả. Bạn lấy một ít nước ấm đem thoa lên bề mặt có nấm mốc, sau đó đổ bột baking soda lên phía trên. Dùng bàn chải để chà phần nấm mốc trong khoảng 30 phút. Cuối cùng là dùng máy hút bụi để làm sạch phần bột baking soda trên đệm.
-
Chanh tươi: Chanh tươi ngoài làm gia vị còn là một chất để tẩy vết nấm mốc vô cùng hiệu quả. Dùng một chiếc khăn mềm chấm vào nước cốt chanh sau đó thoa lên vùng bị nấm mốc. Cuối cùng là dùng bàn chải để chà sạch vết nấm mốc.
-
Nước ấm và rượu isopropyl: Pha rượu isopropyl cùng với nước ấm, dùng bải chải chấm vào dung dịch sau đó chà mạnh lên vết mốc tới khi vết mốc được làm sạch.
-
Hóa chất chuyên dùng để làm sạch: Đối với những vết nấm mốc, vết bẩn cứng đầu khó xử lý thì cần dùng những chất chuyên để tẩy rửa. Một số chất tẩy rửa chuyên dụng như là amoniac, chlorine dioxide,... Để tẩy vết mốc thì bạn chỉ cần làm ướt bề mặt cần vệ sinh, thoa chất tẩy rửa lên rồi để tầm 30 phút, sau đó chà sạch bằng bàn chải là được.
Bước 3: Lau sạch
Sau khi đã xử lý các vết nấm mốc bằng các chất làm sạch thì cần phải dùng tấm khăn sạch để lau thật sạch bề mặt của đệm. Chỉ nên dùng khăn ẩm, không quá ướt vì nếu quá ướt sẽ khiến cho đệm có thể bị nấm mốc nhiều hơn.
Bước 4: Xịt chất khử trùng
Sau khi đã làm sạch các vết nấm mốc cùng như là các chất xử lý có trên bề mặt đệm thì bạn cần xịt khử trùng cho đệm. Bước này giúp cho diệt sạch các vi khuẩn bám trên đệm và ngăn ngừa nấm mốc phát triển trở lại.
Bước 5: Phơi đệm
Khi đã hoàn thành các bước vệ sinh, xử lý đệm thì cần phải đem đệm đi phơi cho khô. Bước này vô cùng quan trọng vì đệm phải sạch, khô hoàn toàn thì mới có thể ngăn ngừa được nấm mốc sinh sôi nảy nở. Nên phơi đệm ở những thoáng mát, có ánh nắng mặt trời nhưng không quá gắt để đệm được khô.
3. Mua đệm ở đâu uy tín và chất lượng?
Nếu như đệm nhà bạn bị nhiều vết nấm mốc và không thể xử lý được, bạn muốn thay mới đệm nhưng không biết nên mua ở đâu. Vậy hãy đến với SENNHAT, SENNHAT sẽ tư vấn, hỗ trợ giúp bạn tìm được tấm đệm ưng ý nhất.
Kết
Vậy là SENNHAT đã cung cấp cho bạn một vài cách để xử lý vết nấm mốc bám trên đệm. Hy vọng với những cách xử lý trên, bạn sẽ không phải đau đầu trong việc vệ sinh đệm bị nấm mốc nữa.
Viết bình luận