Những sai lầm khiến khăn khách sạn cao cấp cũng mau hỏng
Nhiều khách sạn mặc dù đã lựa chọn các sản phẩm khăn chất lượng cao nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã có dấu hiệu hư hỏng. Tại sao lại xảy ra vấn đề này? Hãy cùng Sau đây SEN NHẬT tìm hiểu những sai lầm khiến khăn khách sạn cao cấp cũng mau hỏng.
Những sai lầm khiến khăn khách sạn cao cấp nhanh hỏng
1. Giặt khăn với quá nhiều bột giặt và chất tẩy rửa
Sử dụng chất giặt tẩy hay bột giặt sẽ giúp cho việc giặt khăn trở nên dễ dàng hơn. Các housekeeping lại thường lạm dụng bột giặt hay chất tẩy rửa để làm sạch nhanh chóng. Thói quen này vừa gây lãng phí vừa vô tình làm cho khăn mau hư hỏng.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khăn trở nên khô cứng, sờn rách chỉ sau một thời gian ngắn. Hơn nữa, còn khiến khăn giảm khả năng thấm hút nước, mất đi khả năng kháng khuẩn vốn có.
Nên hạn chế dùng các loại bột giặt, hóa chất có tính tẩy mạnh. Bằng cách vệ sinh hàng ngày, thường xuyên ngay sau khi sử dụng. Để các vết bẩn cứng đầu không có cơ hội thấm sâu, bám chắc vào các sợi vải. Tốt nhất hãy dùng những loại bột giặt chuyên dụng khuyên dùng dành cho từng loại khăn. Hoặc bạn cũng có dùng các loại nước giặt quần áo trẻ em để bảo vệ chất lượng khăn. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn phải bắt buộc dùng chất tẩy để tẩy trắng khăn.
2. Sử dụng nước xả làm mềm vải
Chúng ta thường sử dụng nước xả vải như một giải pháp làm mềm vải và lưu hương thơm lâu. Tuy nhiên, quan niệm này lại không hoàn toàn đúng. Nước xả vải tưởng chừng khiến cho vải mềm mại, êm ái. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều lại làm giảm khả năng thấm hút nước, giảm hiệu quả khi lau khô của khăn. Dù bạn có sử dụng khăn khách sạn cao cấp.
Lý do là vì trong nước xả vải thường tạo ra một loại chất gây trơn, mềm để bao bọc xung quanh sợi vải, tạo cảm giác mềm mịn hơn. Nhưng cũng sẽ làm cho sợi vải trở nên mềm yếu đi, từ đó dễ rách hơn. Chất trơn đó cũng khiến cho khả năng thấm hút của khăn bị hạn chế.
Bên cạnh đó, mùi hương của nước xả vải đậm đặc không phải khách hàng nào cũng thích. Có thể với người này là thơm tho, dễ chịu, nhưng người khác vừa ngửi thấy là đã thấy đau đầu, dị ứng…
Do đó bạn chỉ nên sử dụng một cách có chừng mực nước xả vải, và ưu tiên các loại không lưu hương. Hoặc cũng có thể sử dụng giấm ăn để xả khăn, vừa không để lại mùi hương, vừa làm mềm khăn và tẩy trắng hiệu quả mà không làm cho khăn trở nên khô cứng hơn.
3. Không treo khăn khô sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng xong, khách hàng thường để khăn ướt, cuộn khăn lại và vứt vào sọt. Khăn không được để ngay ngắn, không được bảo quản trong môi trường khô thoáng lại phải chờ một khoảng thời gian để mang đi giặt. Đây chính là một nguyên nhân khiến khăn ẩm mốc và nhanh chóng hư hỏng.
Không chỉ vậy, khăn ẩm ướt để lâu ngày còn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Những chiếc khăn sẽ trở nên khô cứng, có mùi hôi và khó giặt sạch. Không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người sử dụng.
Chính vì vậy, bạn nên dọn dẹp phòng ngủ khách sạn thường xuyên hơn để thu gom những chiếc khăn sử dụng. Và mang đi giặt và phơi khô ngay. Điều này vừa giúp thể hiện sự chu đáo trong dịch vụ. Vừa mang đến sự hài lòng cho khách hàng vừa tránh khăn nhanh bị hỏng.
4. Không giũ khăn sau khi giặt
Dù là được giặt bằng tay hay bằng máy. Thì khăn khách sạn cao cấp cũng không thể tránh khỏi tình trạng bị nhăn nhúm, co sợi, xộc xệch. Do đó, sau khi giặt khăn cần giũ mạnh cho phẳng rồi mới phơi hoặc đem đi sấy.
Rất nhiều nhân viên sẽ bỏ qua việc này. Sau khi giặt khăn, tốt nhất bạn nên giũ khăn khách thật mạnh sau đó hẳn phơi. Nên giũ khăn từ 2 hoặc 3 lần trở lên. Những thớ vải của khăn lúc giặt sẽ dễ bị xộc xệch, bị dệt có thể sẽ rút sợi, rất mất thẩm mỹ và giảm đi độ mềm mại của khăn. Nếu bạn cứ quên giũ khăn sau khi giặt thì chắc chắn tuổi thọ sử dụng của khăn khách sạn cao cấp sẽ không được dài.
5. Không am hiểu chất liệu của khăn
Mỗi loại khăn khách sạn đều có cách bảo quản riêng, chỉ cần bạn chọn đúng chất liệu và tuân thủ đúng hướng dẫn thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Ví dụ khăn chất liệu 100% cotton nên giặt với nhiệt độ dưới 60 độ C, có thể giặt tay hoặc giặt máy, có thể sấy khô hoặc ủi nhưng nhiệt độ phải dưới 200 độ C, không được hòa lẫn nước tẩy trực tiếp với khăn…
Đối với các loại khăn khác, nếu điều kiện cho phép thì có thể giặt với nước ấm <60 độ C. Ngoài ra, cũng không nên phơi khăn dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, và nếu sấy thì chỉ nên điều chỉnh ở mức nhiệt tầm <200 độ C. Vì nếu để ý bạn sẽ thấy, những chiếc khăn sau khi phơi dưới trời nắng gặt hoặc sấy với nhiệt độ quá cao đều trở nên rất thô cứng.
Viết bình luận