Lụa tơ tằm là gì? Có những loại lụa tơ tằm nào?

Lụa tơ tằm là loại vải sợi tự nhiên được biết đến với độ bền, độ sáng bóng cao. Lụa tơ tằm còn được coi như là biểu tượng của sự quý phái, sang trọng vì có chi phí sản xuất cao, vẻ ngoài thanh lịch. Vậy thực chất lụa tơ tằm có nguồn gốc từ đâu? Đặc tính của lụa tơ tằm như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Lụa tơ tằm là gì? 

Lụa tơ tằm là loại vải được dệt từ các loại tơ tự nhiên, phổ biến nhất có lẽ là được dệt từ sợi tơ tằm, loại tơ được lấy từ quá trình nhả kén của con tằm. Trong sợi tơ tằm, chất Fibroin chiếm đến 75% thành phần của sợi. Đây là loại sợi tơ mảnh nhất, có tiết diện ngang giống hình tam giác và có độ bóng cao.

2. Nguồn gốc của lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm xuất hiện tại Trung Quốc cách đây rất lâu nhưng lại không được sử dụng phổ biến vì giá quá cao. Sau này khi thị trường Trung Quốc được mở rộng thì giá thành mới được giảm xuống. Càng về sau này, lụa tơ tằm càng mang lại nhiều sự ảnh hưởng trên toàn thế giới, trong đó cũng có Việt Nam.

Lụa tơ tằm du nhập Việt Nam vào thời vua Hùng Vương thứ VI ở huyện Ba Vì. Sau này xuất hiện thêm các làng nghề lụa khác như Vạn Phúc, Hà Đông, Mỹ Á,... Với bề dày lịch sử, truyền thống như thế nên nghề dệt lụa tại các làng nghề đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và phát triển.

3. Các tính chất của lụa tơ tằm

Tính chất của lụa tơ tằm gồm 3 tính chất: Vật lý, hóa học và cơ học. Những tính chất này được phân chia dựa trên sự đa dạng mẫu mã, chất liệu và một số góc độ khác.

  • Tính chất vật lý được thể hiện ở bề ngoài, vì là loại vải có tiết diện ngang giống hình tam giác nên khi có ánh sáng phản chiếu thì mỗi lúc sẽ có góc độ khác nhau. Khi chọn lụa tơ tằm có thể thông qua việc sờ và nhìn để chọn loại vải thích hợp.

  • Tính chất hóa học: Lụa tơ tằm được sản xuất với kỹ thuật để có thể đáp ứng được về độ tự nhiên của vải, cũng như là được sản xuất với sự tỉ mỉ của bàn tay người làm nghề mới có thể có được tấm vải với khả năng chống nước tốt. Lụa tơ tằm dẫn nhiệt và dẫn điện rất kém nên phù hợp sử dụng trong thời tiết lạnh.

  •  Tính chất cơ học: Vì quá trình nuôi và lấy tơ tằm đúng kỹ thuật nên lụa tơ tằm có được độ bền và độ co giãn rất tốt, người dùng khi mặc lụa tơ tằm sẽ có cảm giác thoải mái, không bị gò bó.

4. Phân loại lụa tơ tằm

a. Lụa tơ tằm Satin

Lụa tơ tằm satin là loại vải được sử dụng kỹ thuật dệt satin để dệt vân đoạn, tạo sự gắn kết chặt giữa các sợi dọc, ngang. Với kỹ thuật dệt này, bề mặt vải lụa tơ tằm satin thường có độ bóng ở mặt trên mà thô mờ ở mặt dưới. Lụa tơ tằm satin có các ưu điểm như mát mẻ, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mịn, không bị tích điện. Tuy nhiên vải lụa tơ tằm satin khó giữ được nếp và khó may. Loại chất liệu này thường được sử dụng để may áo dài, đầm dạ hội, các loại đồ mặc ở phân khúc cao cấp hơn,...

b. Lụa Jacquard

Lụa Jacquard là loại vải được dệt hoa văn trực tiếp lên cấu trúc vải, hình nổi sẽ ở mặt trước và hình chìm ở mặt sau. Đây là loại vải được làm thủ công nên có giá không hề thấp, nhưng với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại nên giá thành được giảm đi khá nhiều và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Lụa Jacquard có tính dẻo dai nên độ bền của vải khá cao, ít bị nhăn. 

c. Lụa gấm

Lụa gấm thường được dệt với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, lam,... Hoa văn trên lụa gấm thường có màu sắc tươi tắn, được dệt nổi. Khi có ánh sáng chiếu vào thì bề mặt của lụa gấm phản chiếu lại ánh sáng tạo nên các màu sắc khác nhau. Lụa gấm được cho là loại lụa đứng đầu trong các mặt hàng dệt tơ lụa.

d. Lụa 2 da

Là loại lụa có sự kết hợp giữa 50% silk và 50% visco nên có ánh sắc đẹp, khi có ánh sáng chiếu vào sẽ ánh lên hai màu sắc trộn lẫn nhau. Lụa 2 da có độ mềm mại và độ bóng, có độ bền cao, ít nhăn và rất dễ ủi.

e. Lụa Teffeta

Lụa Teffeta là loại lụa được dệt sáng bóng từ sợi tơ tự nhiên hoặc sợi tơ nhân tạo. Lụa Teffeta được dệt thô sơn nên độ bóng, độ cứng của lụa tạo cảm giác cứng cáp. Loại lụa này thường được sử để may váy ngắn, các loại trang phục cần có độ cứng. Lụa Teffeta cũng được sử dụng để làm lớp lót bên trong váy. Chất liệu này không bị co giãn khi trời nóng và không bám vào da khi trời lạnh.

f. Lụa Twill

Lụa Twill được thiết kế sợi đan chéo bền chắc nên có độ bền cao và độ rũ nhẹ. Độ bóng của vải lụa Twil nhẹ hơn độ bóng của lụa tơ tằm satin. Loại lụa này thường được sử dụng để may đồng phục, đồ công sở, may váy,...

g. Lụa tơ tằm cotton

Lụa tơ tằm cotton có sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi tơ tằm. Loại lụa này sẽ có giá thành rẻ hơn so với lụa tơ tằm. Lụa tơ tằm cotton khi sử dụng sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, có khả năng chống tích điện, bề mặt vải mượt mà, mềm mịn. Loại vải này phù hợp để sản xuất trang phục mùa hè vì có khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng mát tốt. 

5. Cách phân biệt lụa tơ tằm

Lụa tơ tằm rất mỏng, nhẹ và mềm, khi chạm vào bề mặt vải sẽ thấy mát mẻ. Sợi lụa tơ tằm rất bóng và bắt sáng, vải không bị dính vào da trong thời tiết lạnh. Khi bị đốt cháy, vải sẽ có mùi khét như khi đốt tóc, lửa sẽ tắt ngay, cháy xong sẽ để lại muội than, xoa tay vào không có cảm giác nóng.

Kết

Trên đây là một vài thông tin cơ bản về lụa tơ tằm. Hãy theo dõi SENNHAT để cập nhật thêm thông tin về lụa tơ tằm cũng như các sản phẩm khác nhé!

Viết bình luận