Bí kíp vệ sinh nệm khách sạn chuyên nghiệp cho housekeeping
Vệ sinh nệm khách sạn là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo vệ sinh không gian lưu trú. Cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe và đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Vậy làm thế nào để vệ sinh nệm khách sạn đúng cách? Hãy cùng MUSES khám phá ngay nhé!
Nệm rất dễ bị bám bụi
Các sản phẩm nệm được cấu tạo từ các chất liệu như vải, nỉ, bông, mút, cao su,… Nên sau một thời gian sử dụng những tấm nệm sẽ bị rất nhiều bụi bẩn bám vào. Không chỉ làm cho không khí phòng ngủ trở nên ngột ngạt hơn mà còn khiến khách hàng dễ gặp phải một số vấn đề về hô hấp. Vì vậy việc loại bỏ bụi bẩn, giữ cho nệm luôn được sạch bụi là rất cần thiết.
Loại bỏ các vết bẩn, ố vàng, nấm mốc
Có nhiều nguyên nhân khiến cho nệm bị bẩn, ố vàng. Như đồ ăn, thức uống vô tình làm đổ lên nệm, bùn đất từ quần áo, nước tiểu trẻ em,… Đây đều là những điều rất khó có thể tránh khỏi khi khách hàng sử dụng nệm. Nên khi nệm bị bẩn hãy giặt nệm để loại bỏ các vết bẩn. Nếu để lâu ngày các vết bẩn này sẽ thấm sâu vào bên trong và thậm chí còn xuất hiện nấm mốc rất khó để làm sạch.
Nệm là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, rệp, bọ
Nệm cũng chính là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, bọ, rệp phát triển. Gây một số vấn đề về sức khỏe như viêm ngứa da, ho, hen suyễn… Đây là những bệnh hết sức nguy hiểm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ của khách sạn. Vì vậy, vệ sinh nệm thường xuyên là việc làm không thể bỏ qua.
Kéo dài tuổi thọ sử dụng nệm
Nếu để các vết bẩn, ố vàng, vi khuẩn phát triển lâu ngày sẽ khiến tuổi thọ của nệm giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, mồ hôi hay nước uống thấm vào nệm sẽ làm hỏng cấu tạo của các sợi vải hay bề mặt nệm cao su. Lâu ngày khiến chất lượng của nệm không còn như ban đầu, hư hỏng và thậm chí phải thay mới. Gây ra những khoản chi phí không đáng có.
Mang đến một giấc ngủ hoàn hảo
Chắc chắn với một chiếc nệm ngủ sạch sẽ, êm ái sẽ giúp khách hàng có một giấc ngủ tuyệt vời. Điều này thật tuyệt cho một chuyến nghỉ dưỡng hay sau một ngày mệt mỏi. Và chắc chắn bạn đã ghi điểm trong mắt khách hàng về chất lượng phục vụ.
-
Khi nào cần vệ sinh nệm khách sạn?
Không giống như các sản phẩm chăn ga gối, nệm không nhất thiết phải vệ sinh hàng ngày. Việc vệ sinh nệm cần thực hiện mỗi khi gặp phải các sự cố như: làm đổ nước, chất lỏng lên nệm, nệm bị bẩn, bị ẩm mốc….Khi gặp phải những vấn đề khiến nệm khách sạn bị bẩn thì cần phải vệ sinh nệm ngay lập tức. Nếu chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng đến người dùng, làm giảm chất lượng nệm.
Ngoài ra, nệm khách sạn cần được vệ sinh định kỳ. Thông thường, khoảng 2 – 3 tháng nên vệ sinh nệm một lần. Kể cả khi nệm không có dấu hiệu bẩn hay ẩm mốc. Việc vệ sinh này sẽ giúp làm sạch, loại bỏ vi khuẩn tiềm ẩn. Và chiếc nệm luôn trong tình trạng tốt nhất, nên dùng khăn mềm hoặc máy hút bụi để làm sạch nệm hàng tuần.
3. Hướng dẫn vệ sinh nệm khách sạn chuyên nghiệp dành cho Housekeeping:
Bước 1: Chuẩn bị: nước sạch, bakingsoda, máy hút bụi, bột giặt, máy sấy, …
Bước 2: Bột bakingsoda hòa vào nước, rắc lên bề mặt nệm. Bột sẽ giúp làm sạch bề mặt cũng như thấm hút mùi hôi, bụi bẩn.
Bước 3: Dùng máy hút bụi để hút hết bụi bẩn còn bám lại trên bề mặt nệm. Đồng thời làm khô nước bakingsoda. Bạn cũng có thể dụng một chiếc gậy nhỏ, dựng nệm lên và đập. Những bụi bẩn cứng đầu bám trong khe đệm được bung ra ngoài.
Bước 4: Dùng khăn bông khô loại to, nhúng nước và dải lên bề mặt nệm. Sau đó tiếp tục đập nhẹ để bụi bẩn còn sót lại bám vào khăn ướt.
Bước 5: Lau sạch nệm bằng khăn khô.
Bước 6: Mang nệm ra phơi ngoài trời nắng nhẹ hoặc sử dụng máy sấy chuyên dụng.
4. Một số lưu ý trong quá trình vệ sinh nệm khách sạn
Thường xuyên vệ sinh nệm định kỳ để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc hiệu quả. Ngoài việc vệ sinh nệm định kỳ thì thay ga giường và vệ sinh phòng thường xuyên cũng giúp cho nệm khách sạn sạch sẽ hơn. Luôn luôn đặt nệm ở trên mặt phẳng để tránh bị hư hỏng. Nên xoay trở nệm thường xuyên từ trên xuống dưới để đảm bảo tuổi thọ của nệm được kéo dài.
Luôn giữ nệm trong tình trạng khô thoáng nếu nệm bị ẩm mốc phải xử lý ngay để tránh tình trạng ẩm mốc. Tuy nhiên, cũng không đặt nệm ở gần nguồn nhiệt hoặc các thiết bị tỏa nhiệt. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng làm biến dạng nệm. Nên đặt nệm ở khu vực thoáng mát, có điều hòa để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của nệm cao su.
Trong quá trình vệ sinh nệm cao su khách sạn, không được gấp ngược nệm. Trong trường hợp cần di chuyển hay cất gọn nệm, cần cuộn từ chân nệm, hướng phần lỗ tròn thoáng khí ra ngoài.
Viết bình luận