10 loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, phòng tránh Covid-19

Chúng ta tự bảo vệ sức khỏe của bản thân trong mùa dịch bằng những thực phẩm dễ tìm kiếm và chế biến. Những loại thực phẩm phổ biến sau đây có thể giúp chúng ta tăng cường hệ miễn dịch.

Cùng Sen Nhật tìm hiểu nhé!

 

Trái cây có múi

Hầu hết mọi người đều sử dụng vitamin C sau khi họ bị cảm lạnh hoặc bị ốm. Bởi vì nó giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của chúng ta.

Vitamin C được cho là thúc đẩy quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu, đây là chìa khóa để chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

Hầu hết tất cả các loại trái cây họ cam, quýt đều chứa nhiều vitamin C. Hãy lựa chọn cam, quýt, chanh để sử dụng hàng ngày.

Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,...Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.

Hàm lượng vitamin C cần bổ sung hàng ngày đối với người lớn được các chuyên gia khuyến cáo như sau:

  • 75 mg cho phụ nữ
  • 90 mg cho nam giới

Lưu ý:  hãy tránh dùng nhiều hơn 2.000 miligam (mg) mỗi ngày.

Cũng nên nhớ rằng mặc dù vitamin C có thể giúp bạn phục hồi sau cơn cảm lạnh nhanh hơn, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy cho thấy nó có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2.

Súp lơ xanh

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin A, C, E, chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa khác. Bông cải xanh là một trong những loại rau lành mạnh nhất mà bạn có thể cho vào đĩa của mình.

Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu. 

Tỏi

Tỏi được xem như thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày.

 Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi và không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao.

Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.

Gừng

Gừng cũng được nhiều người sử dụng sau khi ốm dậy. Gừng có thể giúp giảm viêm, giúp giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật.

Có nhiều cách để chế biến gừng: có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.

Sữa chua

Sữa chua là một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời , vì vậy hãy cố gắng chọn những nhãn hiệu được bổ sung loại vitamin này. Vitamin D giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và được cho là tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật.

Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong.

Nghệ

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ cao của chất curcumin, mang lại màu sắc đặc biệt của nghệ, có thể giúp giảm tổn thương cơ do tập thể dục. Curcumin được xem như một chất tăng cường miễn dịch (dựa trên những phát hiện từ các nghiên cứu trên động vật) và là một chất kháng vi-rút

Trà xanh

Trà xanh giàu epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.  EGCG đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch. 

 Trà xanh cũng là một nguồn cung cấp axit amin L-theanine. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong tế bào T của chúng ta.

Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây khác chứa nhiều vitamin C.  Đu đủ cũng có một loại enzym tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm.

Ngoài ra, đu đủ có một lượng lớn kali, magiê và folate.

Thịt gà

Ăn súp gà khi bị ốm không chỉ là tác dụng giả dược giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Súp có thể giúp giảm viêm, có thể cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh.

Thịt gà có nhiều vitamin B6.  Vitamin B-6 đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Nó cũng rất quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh.

Nước hầm xương gà có chứa gelatin, chondroitin và các chất dinh dưỡng khác giúp chữa lành đường ruột và miễn dịch.

Động vật có vỏ

Một số loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm.

Kẽm không được chú ý nhiều như nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Nhưng cơ thể chúng ta cần nó để các tế bào miễn dịch thực hiện tốt chức năng của nó.

Các loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm bao gồm: hàu, cua, con trai, con ốc, tôm hùm…

Lưu ý: Hàm lượng kẽm khuyến cáo bổ sung hàng cho người lớn như sau:

- 11 mg cho nam giới

-  8 mg cho nữ giới

Bổ sung quá nhiều kẽm có thể ức chế chức năng hệ thống miễn dịch.

Viết bình luận